Phương án này được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực,ộGiáodụckiếnnghịthitốtnghiệpvớihaimônbắtbuộb29 bet do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 14/11.
Bộ này cho biết đã lấy ý kiến rộng rãi về ba phương án thi. Trong đó, phương án 1 là thí sinh thi hai môn bắt buộc Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn (trong các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Phương án 2 gồm ba môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và hai môn tự chọn. Phương án 3 là thi bốn môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và hai môn tự chọn.
Kết quả, đa số chọn phương án hai hoặc ba môn bắt buộc. Cụ thể, khi khảo sát gần 130.700 cán bộ, giáo viên về phương án 2 và 3, gần 74% chọn phương án 2 - thi ba môn bắt buộc. Sau đó, Bộ khảo sát thêm khoảng 18.000 cán bộ, giáo viên ở TP Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang với cả ba phương án thì 60% chọn phương án 1 (thi hai môn bắt buộc).
Dựa trên kết quả này cùng các ý kiến góp ý và những nguyên tắc cốt lõi trong xây dựng phương án thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm hai môn bắt buộc và hai môn lựa chọn (phương án 2+2).
Lý do mà Bộ đưa ra là giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình các em và cả xã hội bởi so với kỳ thi hiện tại, số môn thi giảm hai, số buổi thi giảm một.
Phương án này cũng không gây mất cân bằng giữa khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên. Tỷ lệ thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội của ba năm gần đây luôn khoảng 64-68%.
Với 9 môn lựa chọn, Bộ cho rằng học sinh đã được kiểm tra, đánh giá toàn diện, thể hiện điểm số trong học bạ. Việc được lựa chọn hai môn thi tạo điều kiện để thí sinh theo đuổi định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích của bản thân.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm, tương tự hiện nay.
Bộ cũng dự kiến giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT trên giấy đến năm 2030, song song với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại phiên họp, đa số thành viên Hội đồng ủng hộ phương án thi hai môn bắt buộc và hai môn lựa chọn.
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho hay về lý luận, bản chất của giáo dục phổ thông là trang bị kiến thức, kỹ năng nền tảng. Kỳ thi một mặt xét tốt nghiệp THPT, mặt khác đánh giá chất lượng dạy và học, cung cấp dữ liệu cho giáo dục đại học, nghề nghiệp. Về pháp lý, phương án 2+2 là đúng chủ trương giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng ở tất cả môn học.
Kết luận, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 bảo đảm đơn giản, khoa học, đúng mục tiêu, hiệu quả, nhằm đánh giá năng lực của học sinh một cách thực chất, "học gì thi nấy".
"Phương án nào cũng phải có ngân hàng đề thi chất lượng, được chuẩn hóa, quy chế thực hiện thống nhất", Phó thủ tướng lưu ý. Ông cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp thông tin một cách khoa học, minh bạch để nhân dân biết chủ trương, quá trình triển khai, cách thức thực hiện đổi mới thi cử so với mục tiêu đặt ra.
Trước đó, nhiều chuyên gia, giáo viên đã lên tiếng ủng hộ phương án thi hai hoặc ba môn bắt buộc, cùng hai môn tự chọn. Theo GS Đỗ Đức Thái, tổng chủ biên môn Toán của chương trình giáo dục phổ thông 2018, hầu hết kỳ thi hoặc xét tốt nghiệp THPT trên thế giới đều theo hướng gọn nhẹ, nên phương án thi ít môn là phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại nếu chỉ thi hai môn bắt buộc, học sinh sẽ bỏ bê môn Ngoại ngữ - môn học quan trọng trong thời buổi hội nhập.
Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp. Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn thi, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).
Phương án thi cuối cùng sẽ do Chính phủ phê duyệt, dự kiến công bố trong năm nay.